Các kim loại nặng như: Asen, Crom, chì,… trong nước làm ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Để nguồn nước sạch, an toàn bạn nên lắp hệ thống lọc tổng UHC.
Sự xuất hiện của kim loại nặng khiến nguồn nước bị ô nhiễm. Sử dụng nguồn nước này sẽ gây nên nhiều vấn đề sức khỏe rất nguy hiểm như: ung thư, dị tậy thai, tổn thương não,… Việc áp dụng các biện pháp xử lý các tạp chất độc hại trong nước này là điều cần thiết. UHC sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết thông tin về vấn đề này với các chia sẻ hữu ích dưới đây.
I. Kim loại nặng là gì?
Kim loại nặng được định nghĩa là những kim loại có khối lượng riêng đạt từ 5g/cm3 trở lên. Các kim loại này có nguyên tử khối cao và ở trong môi trường nhiệt độ phòng sẽ thể hiện rất rõ đặc tính kim loại. Hiện nay, kim loại nặng sẽ được chia thành 3 loại gồm:
- Loại có độc tính: Crom, kẽm, Asen, chì,…
- Loại quý hiếm: Bạc, vàng.
- Loại chứa phóng xạ: Radium, Uranium, Plutonium,…
Khi các kim loại nặng tồn tại ở dạng nguyên tố sẽ không gây ảnh hưởng nhiều với sức khỏe của con người. Nhưng khi tồn tại dạng ion hay ở trong nước, đất,… thì đây là yếu tố rất độc hại với sức khỏe.
II. Các kim loại nặng trong nước
Khi nguồn nước bị ô nhiễm sẽ xuất hiện các kim loại nặng phổ biến sau:
- Crom (Cr): Khi kim loại này vượt ngưỡng 0.05 miligam/lit sẽ gây ảnh hưởng với sức khỏe. Crom được tìm thấy nhiều trong sơn, thuốc nhuộm,…
- Chì (Pb): Đây là kim loại rất phổ biến trong cuộc sống, nó thường xuất hiện trong xăng hay hoạt động khai thác công nghiệp. Chỉ rất khó đào thải ra khỏi cơ thể và kim loại này thường tích tụ trong não, tủy xương.
- Cadimi (Cd): Rất dễ tìm thấy Cadimi trong pin, sơn, thuốc trừ sâu,… Kim loại này có tính di động và không bị hấp thụ khi ở trong đất. Nếu Cadimi có trong nước sẽ gây nhiễm độc và tích lũy trong xương, thận.
- Asen (As): Kim loại nặng này xuất hiện nhiều trong thuốc trừ sâu hay hoạt động khai khoáng. Asen có thể gây ngộ độc khi hít phải và rất dễ làm nhiễm độc nguồn nước.
- Thủy ngân (Hg): Chất kịch độc này sẽ gây nguy hiểm khi đi vào sức khỏe. Thủy ngân thường xuất hiện trong đất hay nguồn nước bị ô nhiễm.
- Niken (Ni): Trong nước hay đất, Niken thường xuất hiện dưới dạng hợp chất khi kết hợp với lưu huỳnh hoặc Asen. Đây là kim loại có thể gây các bệnh lý về huyết áp, tim mạch,…
- Đồng (Cu): Nếu Cu ở dạng nguyên tố sẽ không gây độc hại. Nhưng nếu xuất hiện trong nước ở dạng hợp chất sẽ trở thành chất độc nguy hiểm, ảnh hưởng tới gan, thận,…
III. Tác hại của kim loại nặng
Nếu kim loại nặng đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe như:
- Gây ung thư: Nhiều căn bệnh ung thư xuất phát từ việc cơ thể nhiễm kim loại nặng như: ung thư vòm họng, ung thư dạ dày, ung thư da,…
- Tổn thương cơ thể: Các kim loại này đi vào cơ thể và tích tụ lâu ngày sẽ làm co rút bó cơ, tổn thương não, ức chế DNA phân chia khiến thai nhi dị tật hay lưu thai,…
- Ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tự nhiên: Hệ tiêu hóa, hệ bài tiết sẽ bị ảnh hưởng khi có sự xâm nhập của các kim loại nặng. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển, sinh trưởng của con người.
IV. Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong nước
Tình trạng nguồn nước bị nhiễm kim loại nặng hiện đang là vấn đề rất nhức nhối và đáng báo động. Tình trạng nước mềm bị biến thành nước cứng độc hại này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân như:
- Nguồn nước thải ra từ nhà máy hay các xí nghiệp,… chứa hóa chất, kim loại nặng chưa qua xử lý đã đổ ra ao hồ, sông suối.
- Các hoạt động khai khoáng, sản xuất không tuân thủ quy trình an toàn.
- Sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu hay thuốc dùng để bảo vệ thực vật,… tràn lan làm ô nhiễm đất và nguồn nước,…
Chính thực trạng này khiến tình hình nước bị ô nhiễm với nhiều kim loại, hóa chất độc hại ngày càng tăng cao. Hệ lụy của nó chính là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.
V. Cách kiểm tra kim loại nặng trong nước
Để biết được nguồn nước đang dùng có bị nhiễm kim loại nặng hay không, cách tốt nhất là mang mẫu nước đến trung tâm xét nghiệm để được kiểm tra. Ngoài ra, có 1 số mẹo được áp dụng để nhận biết kim loại nặng trong nước như:
- Canxi: Nước nhiễm canxi thường đóng cặn dưới đáy sau khi sôi và vị khá khó uống.
- Mangan: Kim loại này sẽ làm nước đục, có mùi tanh,màu vàng và dưới đáy dụng cụ đụng thường xuất hiện cặn đen.
- Sắt: Nếu nước có sắt sẽ có màu hơi vàng, vị chua và mùi tanh.
Trên thực tế, các cách này chưa được khoa học chứng minh về tính chính xác. Vì vậy, kết quả xác định sẽ không hoàn toàn chính xác.
VI. Xử lý kim loại nặng trong nước
Hiện nay, có nhiều cách được áp dụng để xử lý kim loại nặng ở trong nước. Bạn có thể dùng than hoạt tính, xây bể lọc thô, dùng các chất xúc tác,.. Tuy nhiên, hiệu quả mang lại sẽ không cao như mong muốn. Để đảm bảo nguồn nước sử dụng sạch thì việc lắp đặt hệ thống lọc tổng đầu nguồn là giải pháp được các chuyên gia khuyến khích. Điển hình là dòng máy lọc tổng UHC, chuyên lọc nước đầu nguồn hiệu quả.
- Hệ thống lọc tổng UHC là giải pháp xử lý nguồn nước nhiễm kim loại nặng hiệu quả
Hệ thống lọc được ứng dụng công nghệ Big data kết hợp tính năng xử lý tự động bằng Microchip bán dẫn tiên tiến. Thiết bị có thể lọc sạch kim loại nặng, tạp chất,… có hại trong nước với công suất lớn. Hệ thống lọc UHC có tính năng tiết kiệm điện tối ưu, hoạt động ổn định, cách sử dụng đơn giản và có tuổi thọ lâu dài.
Có thể thấy, nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ gây nhiều hệ lụy với sức khỏe. Vì vậy, lắp đặt hệ thống lọc tổng UHC chính là giải pháp hoàn hảo để bạn có thể yên tâm sử dụng nguồn nước sạch tại nhà. Liên hệ UHC qua hotline: 0976.106.066. Chúng tôi cam kết hỗ trợ nhanh, tư vấn tận tình và giúp bạn chọn được model phù hợp nhu cầu sử dụng cùng điều kiện tài chính.