Nước nhiễm phèn là tình trạng phổ biến ở nhiều nơi, nhất là các gia đình dùng nước giếng khoan. Sử dụng nguồn nước này sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe và cả đời sống của con người. UHC Việt Nam sẽ giúp bạn biết được nguyên nhân, tác hại cùng cách xử lý tình trạng nhiễm phèn trong nước với chia sẻ hữu ích sau.
I. Nước phèn là gì? Nước nhiễm phèn là gì?
Nước phèn hay nước nhiễm phèn là nguồn nước có mùi hôi tanh, màu vàng đục và vị hơi chua. Nước sẽ dễ dàng bám màu lên vật dụng gia đình chỉ sau 1 thời gian ngắn, khoảng 15 phút. Mức độ nhiễm phèn càng nặng thì đặc trưng về màu, vị và mùi của nước càng rõ rệt. Bên cạnh đó, việc xác định nước bị nhiễm phèn còn được đánh giá là khi các chỉ số như: độ cứng, TDS, độ pH,… trong nước quá mức quy định.
- Nước bị nhiễm phèn có màu vàng, vị chua, mùi hôi tanh
II. Cách nhận biết nước nhiễm phèn
Ngoài việc xác định nước bị nhiễm phèn bằng màu, mùi và vị thì bạn có thể nhận ra khi nguồn nước này với nhiều cách như:
- Quần áo và những vật dụng trong nhà có tình trạng bị ố vàng khi tiếp xúc thường xuyên với nước đã nhiễm phèn..
- Nấu chè xanh có màu đậm hơn bình thường và uống có mùi tanh,
- Cho nước vào chậu và chờ khoảng 15 phút sẽ thấy lớp kết tủa màu vàng gạch ở mặt nước.
- Mang mẫu nước nghi nhiễm phèn đến trung tâm xét nghiệm để xác định chất lượng của nguồn nước.
III. Nguyên nhân nước nhiễm phèn
Tình trạng nước bị nhiễm phèn được các chuyên gia nhận định là xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
- Thổ nhưỡng: Đất tại khu công nghiệp rất dễ nhiễm độc và ảnh hưởng nguồn nước. Ngoài ra, hệ thống dẫn nước ngầm lâu ngày trong đất bị hoen gì sẽ làm đất chứa kim loại nặng không được xử lý và dẫn tới nhiễm phèn.
- Nguồn nước ô nhiễm: Nguồn nước sử dụng bị các hóa chất độc hại xâm nhập như: Asen, chì, Amoni, Nitrit,… Đa số hóa chất này do việc dùng phân bón hay hoạt động khai khoáng thải ra.
- Tính chất nguồn nước biến đổi: Nước bị nhiễm phèn do cation kim loại và anion sunfat SO4-2 kết hợp lại. Khi có môi trường thuận lợi, phản ứng anion sunfat sẽ phản ứng với cation của 2 kim loại với hoá trị khác nhau tạo nên muối kép có cấu trúc tinh thể kiểu đồng hình 8 mặt.
- Có nhiều lý do khiến nước bị nhiễm phèn
IV. Nước nhiễm phèn có độc không? Uống có sao không?
Nếu sử dụng nước bị nhiễm phèn thường xuyên sẽ gây nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho sức khỏe. Đời sống sinh hoạt của con người cũng ảnh hưởng không ít. Cụ thể như:
1. Tác hại của nước nhiễm phèn đến sức khỏe
Con người sẽ mắc nhiều căn bệnh nhẹ đến nặng khi duy trì thói quen dùng nước bị nhiễm phèn lâu ngày. Ví dụ như:
- Nước bị nhiễm phèn dễ gây các bệnh như: viêm đường ruột, tiêu chảy, viêm da dị ứng, dạ dày,…
- Sử dụng nước nhiễm phèn thời gian dài có nguy cơ cao mắc bệnh mãn tính, nhất là ung thư. Bởi trong nước có chứa nhiều kim loại nặng rất độc hại như: Asen, thủy ngân, nitrat, Sunfat,…
- Nước có nhiễm phèn làm nguy cơ bệnh tật gia tăng
2. Tác hại của nguồn nước nhiễm phèn đến đời sống sinh hoạt
Ngoài ảnh hưởng sức khỏe thì nước bị nhiễm phèn còn gây nhiều tác hại với đời sống sinh hoạt như:
- Quần áo nhanh ố vàng, xỉn màu và bị hư hại.
- Tóc khô, răng ngả màu vàng gây ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
- Các vật dụng dễ bị đóng cặn, hoen gỉ, ố vàng, nhất là các đồ dùng bằng kim loại.
V. Cách xử lý nước nhiễm phèn
Để khắc phục vấn đề nước bị nhiễm phèn, bạn có thể áp dụng ngay 5 cách dưới đây.
1. Dùng tro bếp
Bạn dùng 5 – 10 gram tro bếp cho vào chậu nước nhiễm phèn và chờ khoảng 15 – 20 phút. Thành phần trong tro bếp sẽ có những phản ứng hóa học với nước phèn và loại bỏ hợp chất sắt không tan trong nước. Tro bếp và các tạp chất có hại trong nước sẽ lắng xuống đáy. Bạn chỉ cần lọc lấy nước ở trên là có thể sử dụng.
2. Dùng vôi
Cách khử phèn bằng vôi tương tự như dùng tro bếp. Bạn cho vôi vào chậu nước và chờ khoảng 15 phút. Khi vôi phản ứng hóa học với nước phèn sẽ khử sạch lượng sắt và giúp bạn có nguồn nước an toàn. Đây là cách được áp dụng phổ biến vì đơn giản và rất dễ thực hiện.
- Sử dụng vôi giúp khử phèn hiệu quả
3. Dùng phèn chua
Phèn chua có thể khử nước nhiễm phèn khi bạn cho vào nước. Sử dụng lượng phèn chua với tỉ lệ 5g dùng cho 25 lít nước. Bạn khuấy phèn chua đều trong nước để giúp phản ứng kết tủa diễn ra nhanh hơn. Phèn và các độc tố sẽ lắng xuống đáy. Phần nước ở trên đã được lọc sạch nên có thể sử dụng cho sinh hoạt, ăn uống.
4. Làm bể lọc tự chế
Nếu bạn muốn đảm bảo nguồn nước sử dụng an toàn hơn thì sau khi áp dụng các phương pháp lọc ở trên có thể cho nước đi qua 1 bể lọc tự chế. Bạn cần xây bể lọc với các lớp lọc phổ biến như: cát, đá,… Mặc dù khá tốn công sức, chi phí nhưng bể lọc lại có thời gian sử dụng dài lâu.
- Thiết kế bể lọc tự chế giúp nguồn nước phèn được lọc sạch hơn
5. Dùng lọc nước đầu nguồn
Hiện nay, rất nhiều gia đình Việt đã lắp đặt hệ thống lọc nước đầu nguồn để khử sạch nước nhiễm phèn hay các tạp chất khác. Hệ thống có thể lọc sạch phèn, asen, thạch tín,… và giúp cân bằng pH của nguồn nước.
Bạn có thể chọn lắp đặt hệ thống lọc tổng UHC Việt Nam. Thiết bị có bộ xử lý nước AOPs cùng cột lọc van auto kết hợp và màng siêu lọc. Hiệu quả xử lý nước rất vượt trội, tối ưu chi phí và đảm bảo an toàn khi dùng.
- Hệ thống lọc tổng UHC Việt Nam giúp nguồn nước sạch, an toàn khi dùng
VI. Những thắc mắc khác về nước nước bị nhiễm phèn
Dưới đây là 1 vài giải đáp về nước nhiễm phèn để bạn hiểu rõ hơn về nguồn nước này.
1. Nước nhiễm phèn có tưới cây được không?
Không nên dùng nước bị nhiễm phèn tưới cây để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển cây trồng. Bởi cây sẽ khó khăn hơn để hấp thụ dưỡng chất trong đất hay trong phân bón. Ngoài ra, cây trồng dễ bị nhiễm độc và chết khi tưới bằng nước phèn.
2. Nước nhiễm phèn có chứa nhiều ion gì?
Thành phần nước có nhiễm phèn sẽ chứa ion Fe2+ và ion Mn2+. Các ion này khi đi vào hệ tiêu hóa sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
3. Nước nhiễm phèn có độ ph bao nhiêu?
Ở mức nhiễm phèn thường thì nước có độ pH là 7. Tùy theo độ nhiễm phèn càng nặng thì độ pH càng thấp. Thường độ pH sẽ dao động từ 5 – 6,5 là phổ biến nhất.
4. Nước bị nhiễm phèn có tính gì?
Khi nước bị nhiễm phèn sẽ có tính axit vì bên trong nó chứa muối kép có nguồn gốc từ sự kết hợp của gốc anion sunfat SO4-2 với các cation kim loại.
5. Đất ở khu vực nào của nước ta dễ bị nhiễm phèn?
Khu vực đất ở cửa sông là nơi dễ bị nhiễm phèn nhiều nhất hiện nay. Khu vực này thường khó khăn trong việc trồng trọt hay sinh hoạt bởi nguồn nước có độ nhiễm phèn khá cao.
Bạn đã tìm hiểu chi tiết các vấn đề liên quan đến nước nhiễm phèn ở bài trên. Để có được cách xử lý nước phèn tốt nhất, bạn hãy liên hệ UHC Việt Nam để được hỗ trợ lắp đặt hệ thống lọc tổng. Công ty cam kết hỗ trợ nhanh, thiết bị 100% chính hãng với hiệu quả lọc tối ưu, chi phí tiết kiệm nhất.