Nước nhiễm sắt là tình trạng khá phổ biến, nhất là với các khu vực sử dụng giếng khoan. Tình trạng nước bị nhiễm sắt sẽ do nhiều nguyên nhân. Việc phát hiện sớm và có cách xử lý hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo nguồn nước khi sử dụng an toàn cho sức khỏe. Thông tin cụ thể UHC Việt Nam sẽ cùng bạn khám phá ngay khi xem chia sẻ trong bài dưới đây.
I. Nước nhiễm sắt là gì?
Lý giải đơn giản thì nước nhiễm sắt là khi hàm lượng sắt ở trong nước vượt quá mức cho phép theo quy định của Bộ Y tế. Cụ thể, kim loại sắt ở trong nước uống không chứa quá mức 0,3mg/L và trong nước sinh hoạt không nhiều hơn 0,5mg/L.
Tham khảo thêm một số vấn đề về nước thường gặp hiện nay:
II. Nguyên nhân nước bị nhiễm sắt
Có nhiều lý do dẫn đến việc nước nhiễm sắt như:
- Hoạt động khai khoáng: Kim loại sắt có trong nước thải ở các hoạt động khai khoáng ngấm vào đất và làm nước ngầm ở khu vực xung quanh bị nhiễm sắt.
- Thực hiện sai quy trình xử lý rác: Các chất ô nhiễm cùng kim loại sắt trong rác thải không được xử lý đúng quy định đã làm ô nhiễm môi trường và đặc biệt là làm nguồn nước bị nhiễm sắt với màu vàng đặc trưng.
- Do thổ nhưỡng: Ở một số khu vực có đặc tính thổ nhưỡng chứa nhiều kim loại, nhất là sắt. Khi mưa xuống, sắt và các tạp chất khác thấm sâu vào lòng đất và xâm nhập vào mạch nước ngầm.
- Dùng nhiều hóa chất, phân bón nông nghiệp: Việc dùng hóa chất, phân bón khi trồng trọt sẽ gây nên tình trạng tích tụ sắt ở trong đất, nước. Vì vậy, nguồn giếng khoan sẽ bị nhiễm sắt nghiêm trọng hơn.
- Hệ thống cấp nước không đạt chuẩn: Đường ống nước thiết kế không đúng quy định, bị hư hại,… dẫn đến nước bị nhiễm sắt khi lưu chuyển trong đường ống.
III. Cách nhận biết nước nhiễm sắt
Để biết nước bị nhiễm sắt hay không, bạn có thể đặt nước ở ngoài trời và chờ khoảng 3 – 5 phút. Nếu có sắt thì nước sẽ chuyển sang màu vàng nhạt hay nâu vàng. Nước cũng sẽ có mùi tanh rất dễ nhận ra. Tuy nhiên, để đảm bảo xác định tình trạng nhiễm sắt của nước, bạn nên mang mẫu nước đến trung tâm xét nghiệm để được kiểm tra chính xác nhất.
IV. Nước nhiễm sắt có tác hại gì?
Nếu dùng nước nhiễm sắt sẽ gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đời sống. Cụ thể như:
1. Nước nhiễm sắt ảnh hưởng đến sức khỏe
Nước bị nhiễm sắt khi đi vào cơ thể sẽ gây nên nhiều vấn đề như:
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh ở da như: nổi mụn, di ứng hay viêm da,
- Xuất hiện vấn đề ở hệ tiêu hóa: tiêu chảy, đau bụng, ăn uống không ngon…
- Làm cho răng bị ố vàng.
- Tăng nguy cơ bị bệnh về máu, nhất là ung thư.
- Gây tổn thương tới tim mạch, gan, tụy,…
2. Nước nhiễm sắt ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt
Khi dùng nước giếng khoan bị nhiễm sắt lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt như:
- Ố vàng áo quần.
- Xà phòng khó tạo bọt khi nước chứa sắt dẫn đến hao phí xà phòng khi giặt đồ, rửa chén bát,…
- Các thiết bị gia đình dễ bị hoen gỉ, ố vàng rất mất thẩm mỹ và nhanh hư hỏng…
V. Các cách xử lý nước nhiễm sắt hiệu quả
Để xử lý nước nhiễm sắt bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp khác nhau. Tiêu biểu như:
1. Bằng phương pháp lắng
Cách này giúp tăng lượng Oxy để sắt kết tủa thành Fe3+. Khi đó, hợp chất sắt sẽ lắng xuống đáy. Phần nước ở trên có thể sử dụng vì đã được loại bỏ kim loại sắt. Nhưng để phương pháp lắng phát huy hiệu quả cao thì nguồn nước phải có độ pH ở mức 7 – 7,5.
2. Làm bể lọc
Xây bể lọc tại nhà là cách xử lý nước giếng khoan nhiễm sắt được nhiều gia đình Việt lựa chọn. Ở trên bể lọc có thêm dàn phun mưa giúp nước tiếp xúc nhiều với không khí để tạo ra phản ứng kết tủa, chuyển hóa Fe2+ trở thành Fe3+ dạng keo. Bể lọc sẽ dùng các vật liệu phổ biến như: than hoạt tính, cát thạch anh, cát vàng,… giúp loại bỏ kim loại sắt khỏi nước đầu nguồn. Đây là cách lọc nước giếng khoan nhiễm sắt được nhiều gia đình ở nông thôn thực hiện.
3. Phương pháp làm thoáng
Hiểu đơn giản thì phương pháp này sẽ giúp tăng lượng Oxy trong nước bằng cách sục khí Ozone. Khi nước tiếp xúc với không khí sẽ làm kim loại sắt bên trong bị oxy hóa. trở thành Fe3+. Sau đó, quá trình phân hủy sẽ tạo ra Fe(OH)3 -Hợp chất ít tan. Sắt ở trong nước nhờ vậy mà được loại bỏ ra ngoài 1 cách dễ dàng. Bạn có thể áp dụng cách này để xử lý nước nhiễm phèn sắt.
4. Bằng vôi
Việc dùng vôi để khử nước nhiễm sắt nhằm làm tăng độ pH của nước. Đây là điều kiện lý tưởng giúp Fe2+ chuyển hóa thành Fe3+. Cách này được dùng nhiều trong các nhà máy nước để loại bỏ sắt ở nước mặt và cả nước ngầm.
5. Bằng hóa chất
Để xử lý sắt trong nước thì Cl2, KMnO4,O3,… là các hóa chất được dùng nhiều nhất. Đây đều là những chất Oxy hóa mạnh, dễ dàng xuất hiện phản ứng kết tủa với sắt để loại bỏ kim loại này ra khỏi nước.
6. Bằng tro bếp
Đây là vật liệu lọc nước nhiễm sắt được nhiều người truyền tai nhau. Chỉ cần dùng tro bếp theo liều lượng cứ 5 – 10g tro cho vào 1 lít nước và chờ khoảng 15 phút sẽ có kết quả. Kim loại sắt sẽ phản ứng với tro bếp và lắng xuống đáy. Nguồn nước ở trên bề mặt có thể đưa vào hệ thống lọc là có thể yên tâm sử dụng.
7. Bằng bộ lọc nước đầu nguồn
Nói đến cách xử lý nước nhiễm sắt thì các bộ lọc nước tổng đầu nguồn sẽ mang đến kết quả lý tưởng hơn rất nhiều. Điển hình như hệ thống lọc tổng UHC. Công nghệ xử lý kim loại nặng, tạp chất, vi khuẩn của hệ thống lọc sẽ giúp làm sạch nguồn nước. Lựa chọn này không chỉ lọc nước nhanh mà còn tiện lợi, tiết kiệm chi phí, công sức và thời gian rất hiệu quả.
UHC đã giúp bạn hiểu rõ về nguồn nước nhiễm sắt và các cách xử lý ở trên. Để có nguồn nước sạch sắt cùng các kim loại nặng, tạp chất, bạn hãy gọi ngay UHC qua số: 0976 106 066. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được hệ thống lọc tổng hiện đại, an toàn với chi phí hấp dẫn nhất.